Bạn thường xuyên theo dõi bóng đá nhưng chưa thể hiểu hết được các vị trí trong bóng đá 11 người. SABA Sports sẽ giải thích chi tiết qua bài viết dưới đây.
Có bao nhiêu vị trí trong bóng đá?
Có tổng cộng 4 vị trí cơ bản trong bóng đá 11 người, đó là vị trí thủ môn, hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo. Trong đó vị trí thủ môn được cố định trong khi 3 vị trí sau có thể được chia thành nhiều vị trí khác.
Mặc dù số lượng thủ môn mỗi đội là không đổi, nhưng số lượng hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo cũng như vị trí xuất phát của họ trên sân có thể thay đổi tùy theo đội hình hoặc chiến thuật của đội.
Bảng tên, kí hiệu của các vị trí trong bóng đá tiếng Anh và tiếng Việt
Bạn đang bối rối vì có quá nhiều vị trí cần nhớ trong bóng đá? Đừng lo, dưới đây là bảng tóm tắt đầy đủ tên tiếng Anh và tiếng Việt cùng ký hiệu của các vị trí quan trọng trên sân, giúp bạn kiến thức bóng đá của mình.
Ký hiệu | Tiếng Việt | Tiếng Anh | Ghi chú |
---|---|---|---|
GK | Thủ môn | Goalkeeper | |
SW | Trung vệ thòng | Sweeper / Libero | |
CB | Trung vệ | Center Back / Center Defender | |
LB | Hậu vệ trái | Left Back / Left Defender | |
RB | Hậu vệ phải | Right Back / Right Defender | |
LWB | Hậu vệ chạy cánh trái | Left Wide Back / Defender | |
RWB | Hậu vệ chạy cánh phải | Right Wide Back / Defender | |
DM | Tiền vệ trụ / Tiền vệ phòng ngự | Defensive Midfielder | Trong sơ đồ 4-1-4-1 |
CDM | Tiền vệ trụ / Tiền vệ phòng ngự | Center Defensive Midfielder | Trong sơ đồ 4-2-3-1 |
RDM | Tiền vệ phòng ngự phải | Right defensive midfielder | |
LDM | Tiền vệ phòng ngự trái | Left defensive midfielder | |
RCDM | Tiền vệ phòng ngự trung tâm chếch về cánh phải | Right central defensive midfielder | |
LCDM | Tiền vệ phòng ngự trung tâm chếch về cánh trái | Left central defensive midfielder | |
CM | Tiền vệ trung tâm | Center Midfielder | |
RM | Tiền vệ phải | Right Midfielder | |
LM | Tiền vệ trái | Left Midfielder | |
CAM | Tiền vệ tấn công trung tâm | Central attacking midfielder | |
LAM | Tiền vệ tấn công cánh trái | Left attacking midfielder | |
RAM | Tiền vệ tấn công cánh phải | Right attacking midfielder | |
RCAM | Tiền vệ tấn công trung tâm chếch về cánh phải | Right central attacking midfielder | |
LCAM | Tiền vệ tấn công trung tâm nhưng chếch về cánh trái | Left central attacking midfielder | |
AM | Tiền vệ tấn công | Attacking Midfielder | |
LW | Tiền đạo cánh trái | Left Winger | |
RW | Tiền đạo cánh phải | Right Winger | |
CF | Tiền đạo trung tâm | Centre Forward | Trong sơ đồ 4-3-3 |
SS | Hộ công / Tiền đạo lùi | Second Striker | |
ST | Tiền đạo cắm / Trung phong | Striker | Trong sơ đồ 1 tiền đạo duy nhất |
Các vị trí trong bóng đá có ý nghĩa gì?
Thủ môn
Thủ môn là vị trí phòng thủ cuối cùng trong bóng đá. Nhiệm vụ chính của thủ môn là ngăn cản đội đối phương ghi bàn bằng cách bắt bóng, đấm bóng hoặc đẩy bóng đi từ các cú sút, đánh đầu và tạt bóng.
Không giống các đồng đội, thủ môn thường xuyên hoạt động trong và xung quanh khu vực cấm địa của đội nhà. Nhờ đó, thủ môn có tầm nhìn bao quát hơn sân đấu và thường xuyên đưa ra những chỉ đạo cho hàng phòng thủ khi đội bóng đối phương tấn công hoặc trong các tình huống cố định.
Ngoài ra, thủ môn còn là những cầu thủ duy nhất trên sân được phép dùng tay chơi bóng, nhưng điều này chỉ giới hạn trong khu vực cấm địa.
Hậu vệ
Hậu vệ là những người chơi phía sau các tiền vệ và ngay trước thủ môn. Hậu vệ có trách nhiệm chính là hỗ trợ đồng đội và ngăn cản đối phương ghi bàn. Họ thường đứng ở nửa sân có khung thành mà họ đang bảo vệ. Những hậu vệ có chiều cao tốt thường sẽ tiến tới vòng cấm đối phương khi đội của họ thực hiện quả phạt góc hoặc đá phạt. Điều này làm tăng khả năng ghi bàn bằng đầu.
Trung vệ
Trung vệ đóng vai trò chính trong việc ngăn chặn cầu thủ đối phương ghi bàn và phá bóng an toàn khỏi khu vực 16m50. Đúng như tên gọi, họ chơi ở vị trí trung tâm hàng thủ, phía trước thủ môn.
Thông thường, mỗi đội bóng sẽ bố trí hai trung vệ. Họ có hai chiến thuật phòng thủ chủ đạo: phòng thủ theo khu vực, nơi mỗi trung vệ sẽ bọc lót một khu vực nhất định trên sân, và kèm người, nơi mỗi trung vệ sẽ theo sát và phong tỏa một cầu thủ tấn công của đối phương.
Hậu vệ quét
Hậu vệ quét hay còn được biết đến với cái tên Libero (theo tiếng Ý nghĩa là "tự do") là một hậu vệ trung tâm linh hoạt, có nhiệm vụ "quét" bóng nếu đối thủ vượt qua được hàng hậu vệ. Khác với các hậu vệ thường xuyên kèm người, vị trí của hậu vệ quét linh hoạt hơn nhiều. Khả năng đọc trận đấu của họ thậm chí còn quan trọng hơn cả một trung vệ.
Tuy nhiên, với sự ra đời của luật việt vị hiện đại, vai trò của hậu vệ quét dần trở nên lỗi thời, bởi vị trí của họ thường thấp hơn so với hàng hậu vệ chính. Ngày nay, vị trí hậu vệ quét trong bóng đá thường chỉ được dạy trong các đội trẻ ở Mỹ và Italia, còn lại hầu hết các đội bóng trên thế giới đã không còn sử dụng chiến thuật này.
Hậu vệ cánh
Hậu vệ cánh (còn gọi là hậu vệ biên) là những hậu vệ đứng ở hai bên của trung vệ, có nhiệm vụ ngăn chặn các cầu thủ tấn công cánh của đối phương. Họ thường phải đối đầu với các tiền vệ cánh của đội bóng bên kia, những người luôn cố gắng vượt qua để tạt bóng hoặc chuyền bóng vào khu vực cấm địa cho các tiền đạo.
Theo truyền thống, hậu vệ cánh thường tập trung phòng thủ và ít tham gia tấn công. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đội hình và chiến thuật, họ có thể hỗ trợ tấn công lên tới giữa sân.
Hậu vệ cánh tấn công
Hậu vệ cánh tấn công là vị trí phòng thủ trong bóng đá với thiên hướng tham gia tấn công nhiều hơn. Đây là một trong những vị trí đòi hỏi thể lực dồi dào nhất trên sân. So với hậu vệ cánh truyền thống, hậu vệ cánh tấn công thường thi đấu mạo hiểm hơn, có nhiệm vụ kéo giãn đội hình, đặc biệt là với các đội không sử dụng tiền vệ cánh.
Tiền vệ
Tiền vệ là những cầu thủ thi đấu ở khu vực giữa sân, nằm giữa hàng tiền đạo và hàng hậu vệ. Vai trò chính của họ là kiểm soát bóng, nhận bóng từ hậu vệ và phân phối cho tiền đạo, đồng thời cắt bóng của đối phương. Hầu hết các huấn luyện viên sẽ bố trí ít nhất một tiền vệ trung tâm có nhiệm vụ đánh chặn các đợt tấn công của đối phương, trong khi những tiền vệ khác thiên hướng kiến tạo hoặc đảm nhiệm cân bằng cả vai trò tấn công và phòng thủ.
Tiền vệ phòng ngự
Tiền vệ phòng ngự (hay còn gọi là tiền vệ trụ, mỏ neo hàng tiền vệ) là một vị trí tiền vệ trung tâm án ngữ trước hàng hậu vệ với vai trò hỗ trợ phòng thủ, "chống lưng" cho các đồng đội khác khi họ dâng cao tấn công.
Mặc dù nhiệm vụ chính là phòng thủ, một số tiền vệ phòng ngự được triển khai như những nhạc trưởng chơi thấp, nhờ khả năng điều tiết nhịp độ trận đấu từ tuyến dưới bằng những đường chuyền chính xác.
Tiền vệ trung tâm
Tiền vệ trung tâm là cầu nối quan trọng giữa hàng phòng ngự và tấn công, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau và hoạt động chủ yếu ở khu vực trung tâm sân. Họ hỗ trợ tấn công, đồng thời nỗ lực giành lại bóng khi đội nhà phòng thủ. Tiền vệ trung tâm thường là người khởi đầu các đợt tấn công, vì vậy đôi khi họ được gọi là "nhà kiến thiết lối chơi".
Họ cũng tham gia phòng ngự như một lớp lá chắn bổ sung khi đội nhà gặp áp lực tấn công liên tục và tham gia chống bóng chết. Vị trí tiền vệ trung tâm trong bóng đá giúp họ có cái nhìn tổng quan về trận đấu. Vì hầu hết diễn biến trận đấu diễn ra xung quanh khu vực của họ, tiền vệ trung tâm thường đóng vai trò chi phối đáng kể đến thế trận.
Tiền vệ cánh
Tiền vệ biên (tiền vệ trái, tiền vệ phải, hay còn gọi là tiền vệ cánh) là những tiền vệ thi đấu ở hai bên trái và phải của khu vực trung tâm. Mặc dù thường được gọi là "winger" (tiền đạo cánh), nhưng không phải tất cả các cầu thủ ở vị trí này đều là những mẫu cầu thủ tốc độ, ôm biên truyền thống.
Tiền vệ tấn công
Tiền vệ tấn công là những cầu thủ chơi ở khu vực giữa sân hơi cao so với tiền vệ trung tâm, thường là cầu thủ dẫn dắt lối chơi tấn công của đội. Xếp theo vị trí trên sân, tiền vệ tấn công có thể được chia thành tiền vệ tấn công cánh trái, cánh phải và trung tâm.
Tiền đạo
Tiền đạo là những cầu thủ thi đấu gần khung thành đối thủ nhất. Trách nhiệm chính của tiền đạo là ghi bàn và kiến tạo cơ hội cho đồng đội. Ngoài ra, tiền đạo cũng có thể hỗ trợ phòng thủ bằng cách gây áp lực lên các cầu thủ đối phương khi đội nhà chịu phạt góc hay tình huống cố định.
Tiền đạo cắm
Tiền đạo cắm đóng vai trò then chốt trong việc ghi bàn, trở thành mũi nhọn chính trong các pha tấn công của đội. Vì vậy, hiệu suất của một tiền đạo cắm thường được đánh giá chủ yếu dựa trên số bàn thắng được ghi, bất kể những đóng góp khác của họ cho cả đội.
Tiền đạo trung tâm
Tiền đạo trung tâm là tiền đạo chơi ở vị trí trung tâm, cao hơn tiền vệ tấn công nhưng thấp hơn so với tiền đạo cắm. Tiền đạo trung tâm tập trung nhiều hơn vào việc chuyền bóng giữa các hậu vệ. Các tiền đạo có xu hướng tìm khoảng trống giữa các hậu vệ để cắt các đường chuyền đồng thời tận dụng tốt nhất khả năng rê bóng của mình.
Hộ công
Hộ công hay còn gọi là tiền đạo thứ hai là vị trí có lịch sử lâu đời nhưng tên gọi lại thay đổi theo thời gian. Hộ công thường không cao và to khỏe bằng tiền đạo cắm nhưng cần nhanh nhẹn, linh hoạt, khéo léo hơn, hỗ trợ tạo ra bàn thắng và cơ hội ghi bàn cho tiền đạo cắm.
Họ tận dụng khoảng trống trong hàng thủ đối phương để kiến tạo cho tiền đạo, xử lý các tình huống bóng bật ra xung quanh vòng cấm, hoặc rê bóng và tự mình ghi bàn.
Tiền đạo cánh
Tiền đạo cánh là những cầu thủ tấn công có vị trí thi đấu rộng gần đường biên dọc sân. Xét về nguồn gốc là sự phát triển từ vị trí "tiền đạo cánh" trong bóng đá thời xưa, họ có thể được xếp là tiền đạo. Cách gọi này vẫn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt trong văn hóa bóng đá Latin và Hà Lan.
Tuy nhiên, trong tiếng Anh và các nước sử dụng tiếng Anh, tiền đạo cánh thường được tính là một phần của hàng tiền vệ. Điều này xuất phát từ sự thay đổi chiến thuật với sơ đồ 4-4-2 dần phổ biến vào những năm 1960, đòi hỏi tiền vệ cánh tham gia nhiều hơn vào các nhiệm vụ phòng thủ.
Cách chơi của các vị trí
Thủ môn
Ở vị trí thủ môn, đây là chốt chặn cuối cùng bảo vệ mành lưới trước những pha tấn công của đối phương.Nhờ vào phản xạ và cảm quan vị trí chính xác, họ có thể tung người hoặc dang rộng cơ thể để cản phá những cú sút hiểm hóc. Kỹ năng cản phá của thủ môn thường được đánh giá dựa trên tỷ lệ cứu thua trên số cú sút mà họ phải đối mặt. Tỷ lệ cứu thua càng cao, thể hiện khả năng cản phá của thủ môn càng tốt.
Phòng ngự
Hậu vệ cánh tấn công
Một hậu vệ cánh tấn công cần có sức bền tuyệt vời, khả năng tạt bóng sắc sảo và đồng thời phải phòng thủ hiệu quả trước các pha tấn công cánh của đối phương. Thông thường, một tiền vệ phòng ngự sẽ được bố trí để bọc lót cho các pha lên bóng của hậu vệ cánh tấn công bên phía đối thủ.
Trung vệ
Vị trí trung vệ trong bóng đá thường sở hữu thể hình cao lớn, khỏe mạnh, khả năng bật nhảy, đánh đầu và tắc bóng tốt. Ngoài ra, một trung vệ xuất sắc cần có khả năng tập trung cao độ, đọc tình huống trận đấu hiệu quả, đồng thời dũng cảm và quyết đoán trong những pha truy cản để ngăn chặn các tình huống nguy hiểm.
Tuyến giữa
Tiền vệ phòng ngự
Để thi đấu hiệu quả, tiền vệ phòng ngự cần có ý thức vị trí tốt, thể lực sung mãn, khả năng tắc bóng khéo léo và khả năng phán đoán tình huống. Đặc biệt, tiền vệ phòng ngự cần có sức bền tuyệt vời vì họ là những cầu thủ di chuyển nhiều nhất trên sân. Ở các câu lạc bộ hàng đầu, một tiền vệ có thể chạy tới 12 km trong một trận đấu kéo dài 90 phút.
Tiền vệ tấn công
Tiền vệ tấn công là vị trí quan trọng đòi hỏi kỹ thuật chuyền bóng thượng thừa, khả năng đọc tình huống để thực hiện những đường chuyền vượt tuyến chia cắt hàng thủ đối phương để kiến tạo cho tiền đạo. Bên cạnh đó, họ thường là những cầu thủ nhanh nhẹn, linh hoạt, giúp họ vượt qua đối thủ trong các pha dẫn bóng.
Tiền vệ cánh chơi rộng
Cùng với sự phát triển của chiến thuật (ví dụ sơ đồ 4-3-3), một số đội bóng sử dụng tiền vệ trung tâm dạt rộng sang biên để gia tăng chiều rộng đội hình, tăng cường khả năng phòng thủ hai cánh và hỗ trợ pressing bên phần sân đối thủ.
Vai trò của tiền vệ biên ngày nay linh hoạt hơn, đòi hỏi cầu thủ phải đáp ứng được cả nhiệm vụ tấn công và phòng thủ. Họ cần có tốc độ và kỹ thuật để vượt qua đối thủ, đồng thời cần khả năng tạt bóng chính xác để tạo cơ hội cho đồng đội.
Hàng công
Tiền đạo mục tiêu
Vị trí tiền đạo cắm truyền thống thường có thể hình cao lớn và sức mạnh vượt trội để chiến thắng các pha tranh chấp bóng bổng trong vòng cấm, ghi bàn bằng chân, đầu hoặc kiến tạo cho đồng đội. Trong bóng đá hiện đại, tốc độ và khả năng di chuyển cũng rất cần thiết do lối chơi tấn công ngày càng nhấn mạnh vào sự phối hợp.
Chuyên gia dứt điểm
Chuyên gia dứt điểm là những sát thủ trên sân cỏ, được mệnh danh bởi khả năng dứt điểm chính xác và hiệu quả. Họ sở hữu kỹ năng ghi bàn thượng thừa, chỉ cần ít cơ hội để có thể tung ra những cú sút, đánh bại mọi nỗ lực cản phá của thủ môn. Đẳng cấp của chuyên gia dứt điểm được xác định bởi tỷ lệ bàn thắng trên số cú sút.
Chuyên gia rê bóng
Chuyên gia rê bóng là những cầu thủ tấn công với khả năng kiểm soát bóng điêu luyện, sử dụng kỹ thuật rê bóng để vượt qua các hậu vệ đối phương. Điểm mạnh của họ nằm ở khả năng rê bóng cự ly gần, sử dụng những pha đổi hướng đột ngột, tăng tốc bất ngờ kết hợp với tốc độ cao để loại bỏ các hậu vệ đối phương.
Trên đây là tổng hợp những vị trí trong bóng đá 11 người. Tùy vào sơ đồ chiến thuật của huấn luyện viên, mỗi đội bóng sẽ có những vị trí khác nhau, đảm nhiệm những yêu cầu riêng. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một nhiệm vụ là bảo vệ khung thành đội nhà trong khi cố gắng ghi bàn vào lưới đối phương.
Crazy Football Skills & Goals 2024 #37
Xem thêm: