AFC đang nghiêm túc nghiên cứu tính khả thi để nâng tầm Cúp C1 châu Á thành đấu trường tinh gọn nhưng chất lượng hơn về nhiều mặt.
Nhật Bản đang là nền bóng đá hùng mạnh bậc nhất châu Á. Tuy nhiên, thành tích ở AFC Champions League của họ lại đang tụt dần trong 5 năm trở lại đây. Cụ thể các CLB ở xứ mặt trời mọc lần lượt vô địch năm 2017 và 2018, giành ngôi á quân 2019 và vắng mặt tại trận chung kết 2020 cũng như 2021.
Vấn đề không phải nằm ở chất lượng những đội bóng tại J-League giảm suất mà nằm ở khao khát của họ tại sân chơi cao nhất châu lục. Doanh thu từ các khoản thưởng, bản quyền truyền hình đều không đủ hấp dẫn để họ phải phân phối quá nhiều sức cho AFC Champions League. Trong khi đấu trường quốc nội mang lại nhiều giá trị hơn cho các CLB này.
Sự thiếu mặn mà từ Nhật Bản cho thấy sức hút của Cúp C1 châu Á đang giảm dần. Chính vì thế AFC gần đây đã xác nhận sẽ nghiên cứu chuyển đổi sân chơi trên thành Asian Super League. Tiêu chí của giải đấu mới là tinh giảm số đội để nâng cao tính cạnh tranh, tăng giá trị thương mại, phục vụ lợi ích nâng tầm bóng đá châu lục và hấp dẫn hơn với người hâm mộ.
Dự kiến mùa 2024/25 sẽ chính thức đánh dấu sự ra đời của Asian Super League. Câu hỏi đặt ra là đến thời điểm đó, Việt Nam có đại diện đủ tiêu chuẩn tham dự giải không?
V-League đã, đang và sẽ duy trì việc có từ 1-2 suất tham dự AFC Champions League, đây là tín hiệu khả quan để hướng đến giải đấu mới. Nó đặc biệt được củng cố hơn khi thị trường Đông Nam Á đáp ứng tốt tiêu chí hấp dẫn người hâm mộ. Cơ sở là lực lượng CĐV hùng hậu đến từ các quốc gia cuồng túc cầu như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Đây sẽ là hậu thuẫn tốt để tăng giá trị thương mại của giải đấu, không phải ngẫu nhiên mà tổng tiền thưởng mỗi mùa của Asian Super League dự kiến lên đến 14 triệu USD.
Xem thêm: