Có những cầu thủ chỉ vụt sáng 1 lần duy nhất ở giải đấu lớn nhất hành tinh.
Trong bóng đá, cụm từ “sao băng” ám chỉ 1 cầu thủ sống trong thời khắc vinh quang ngắn ngủi trước khi lụi tàn. Trong lịch sử World Cup không thiếu những cái tên như vậy. Hãy cùng SABA điểm qua 5 gương mặt tiêu biểu nhất.
Trước khi World Cup 2006 diễn ra, bản lý lịch của Grosso gần như chỉ là một con số không tròn trĩnh. Nhưng rồi, định mệnh đã sắp đặt anh trở thành người hùng của nước Ý. Chính anh là người đã ghi bàn thắng quý như vàng vào lưới Đức ở trận bán kết cũng như là người sút quả luân lưu quyết định ở trận chung kết.
Khoảng thời gian sau đó, Fabio Grosso không bao giờ có thể tìm lại những ánh hào quang giống như tại mùa hè nước Đức năm 2006. Anh dần trôi vào quên lãng trong cơn suy thoái của cả nền bóng đá Ý.
Ghi được 5 bàn thắng trong 1 trận đấu đã khó, nhưng làm được nó trong 1 giải đấu có tính cạnh tranh cao như World Cup thì có lẽ là điều không tưởng. Ấy thế mà đã có người làm nên kỳ tích ấy, đó chính là tiền đạo Salenko của Nga.
Trước kỳ World Cup 1994, anh chưa có bàn thắng nào cho đội tuyển. Nhưng ở trận gặp Cameroon, chân sút này đã nã vào lưới đối thủ tận 5 bàn và đoạt danh hiệu Vua phá lưới ở giải đấu năm đó. Sau đó, Salenko không chơi thêm bất cứ trận đấu nào cho đội tuyển Nga và giải nghệ ở tuổi 31.
Có thể nói sự nghiệp khoác áo đội tuyển của Schillaci chỉ như một vệt sao băng, sinh ra chỉ để tỏa sáng duy nhất ở năm 1990, rồi sau đó tàn lụi. Schillaci đã ghi tới 6 bàn ở kỳ World Cup năm đó để giúp Italia về đích thứ 3 tại giải đấu mà họ làm chủ nhà.
Tuy nhiên, ông giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế chỉ 1 năm sau đó.
Trước World Cup 2002, không nhiều người biết đến Hasan Sas khi anh chỉ thi đấu cho CLB trong nước Galatasaray. Thế nhưng, giải đấu ở Nhật Bản - Hàn Quốc đã khiến thế giới phải nhớ tới cái tên này.
Tiền đạo của Thổ Nhĩ Kỳ đã chơi vô cùng ấn tượng từ vòng bảng đến trận tranh hạng 3 và giúp đội nhà đoạt huy chương đồng, thành tích vượt xa kỳ vọng. Về cá nhân Hasan Sas được FIFA bầu chọn vào đội hình xuất sắc nhất giải. Tuy nhiên, sự nghiệp sau đó của cầu thủ này không phát triển thêm và vẫn thi đấu ở CLB quê nhà.
Câu nói “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt” có thể được dùng với Rossi. Có thể thấy toàn bộ tinh hoa trong cuộc đời cầu thủ, Rossi đã trút hết tại mùa Hè năm ấy.
Hat-trick vào lưới Brazil, cú đúp trong trận bán kết trước Ba Lan cùng bàn mở tỉ số trong trận chung kết thắng Tây Đức 3-1, Rossi biến mùa Hè 1982 thành sân khấu của riêng ông với sáu bàn thắng và danh hiệu Vua phá lưới. Sự nghiệp của Rossi có thể được gói gọn trong World Cup năm đó.
Xem thêm: