Những sự vắng mặt đáng tiếc nhất trong lịch sử World Cup

- Thứ Sáu, 25/03/2022, 17:50
Theo dõi SABAVN trên google-news-text
Đã có rất nhiều đội tuyển mạnh không thể góp mặt tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Hãy cùng Saba điểm qua những cái tên nổi bật nhất

Mới đây đội tuyển Ý đã gây sốc khi không thể giành quyền vào chơi vòng chung kết World Cup 2022 dù đang là nhà đương kim vô địch Euro. Chỉ mới 1 năm trước, Azzurri lên ngôi bằng lối chơi tấn công phóng khoáng nhưng cũng không kém phần lì lợm như truyền thống xưa nay. Họ lần lượt đánh bại Áo, Bỉ, Tây Ban Nha và Anh ở giai đoạn knock-out để lên đỉnh châu Âu lần thứ 2 trong lịch sử.

Ý bất ngờ gục ngã trước Bắc Macedonia
Ý bất ngờ gục ngã trước Bắc Macedonia

Tuy nhiên, Thiên Thanh lại sa sút rất nhanh sau đó. Những trận hòa ngớ ngẩn trước Bulgaria, Thụy Sĩ và Bắc Ireland đẩy Italy vào loạt trận play-off may rủi. Bất chấp đối thủ chỉ là Bắc Macedonia, đoàn quân HLV Mancini tự bắn vào chân mình khi thua 0-1 trên sân nhà Renzo Barbera và không thể tham dự World Cup lần thứ 2 liên tiếp.

Nhân sự kiện Ý không thể tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, Saba sẽ điểm qua những trường hợp vắng mặt đáng tiếc khác ở giải đấu này trong suốt chiều dài lịch sử.

#1Tây Ban Nha (1958)

Tây Ban Nha ở World Cup 1958. Thời điểm đó, đội hình Bò Tót gồm nhiều cầu thủ đang thi đấu cho Real Madrid, CLB có 5 lần liên tiếp vô địch C1 như Alfredo Di Stefano, Francisco Gento, Jose Maria Zarraga, Enrique Mateos và cả 2 cầu thủ vĩ đại của Barcelona là Luis Suarez và Ladislao Kubala .

Trên lý thuyết, Tây Ban Nha sở hữu hàng công được xem là mạnh top đầu lịch sử bóng đá nên giới mộ điệu cho rằng họ sẽ dễ dàng giành vé dự World Cup. Thế nhưng La Roja đã gây bất ngờ khi không thể vượt qua giai đoạn vòng loại. Lọt vào bảng đấu gồm Scotland và Thụy Sĩ, Tây Nha thắng 2, thua 1, hòa 1 sau 4 lượt trận, kém 1 điểm sao với Scotland nên bị loại.

#2Hà Lan (1986)

Cơn lốc màu da cam là á quân World Cup 1978 và nhà vô địch Euro 1988, tuy nhiên không khoảng thời gian giữa 2 giải đấu đó thì đội bóng này lại thiếu hụt những ngôi sao lớn nên vắng mặt liên tục ở các giải đấu lớn như World Cup 1982 và Euro 1984. Ở vòng loại World Cup 1986, Hà Lan đã trình làng dàn cầu thủ trẻ tài năng như Marco Van Basten, Ruud Gullit, Ronald Koeman và Frank Rijkaard tuy nhiên việc thiếu nhất quán trong sử dụng HLV đã khiến họ không có kết quả tốt. Đứng sau Hungary ở vòng bảng, Da Cam sau đó bị Bỉ đánh bại ở Playoff nhờ luật bàn thắng trên sân khách.

#3Tiệp Khắc (1978)

World Cup 1978 Tiệp Khắc rất mạnh ở Châu Âu thời điểm đó. Euro 1976, họ lần lượt đánh bại đương kim á quân và quán quân World Cup là Hà Lan và Đức để lên ngôi vô địch. Đáng chú ý, ở trận chung kết gặp Đức, cả thế giới đã được chiêm ngưỡng tuyệt kỹ đá phạt đền Panenka huyền thoại.

Tuy nhiên, rất bất ngờ Tiệp Khắc đã không thể tham dự World Cup được tổ chức ở Argentina 2 năm sau đó. Ở vòng loại, họ nằm cùng bảng với Scotland và Xứ Wales. Đội bóng Trung Âu thắng 2 trận trên sân nhà nhưng cũng thua dễ dàng 2 trận trên sân khách nên phải dừng bước.

#4Pháp (1994)

Đội tuyển Pháp của những năm cuối thập niên 90 đã đạt được rất nhiều thành tự như hạng 3 Euro 1996, vô địch World Cup 98 và vô địch Euro 2002. Trước vòng loại World Cup 1994 trước đó, Gà Trống Gaulois chưa có Zidane nhưng vẫn còn rất nhiều hảo thủ lừng danh như Marcel Desailly, Laurent Blanc, Franck Sauzee, Jean-Pierre Papin và Eric Cantona.

Tính đến trước 2 vòng đấu cuối cùng, Pháp vẫn dẫn đầu bảng đấu của mình. Sau đó, họ thua Israel nhưng nếu chỉ cần cầm hòa Bulgaria trên sân nhà ở lượt cuối thì vẫn giành vé dự World Cup. Trận này, khi thời gian thi đấu bước vào phút 90, Pháp đang là đội kiểm soát bóng ở cột biên, Ginola chỉ cần câu giờ là đủ để họ đạt được mục đích. Tuy nhiên, tiền đạo này lại thực hiện một pha tạt bóng cẩu thả tạo điều kiện cho đội khách phản công và ghi được bàn thắng quý giá. Sau trận đó, HLV Houllier đã mô tả Ginola là kẻ giết chết giấc mơ của dân tộc.

Xem thêm:

World Cup 2022