Dù có thành tích vượt trội nhưng Thái Lan thường gặp khó tại đấu trường khu vực nếu không sử dụng đội hình mạnh nhất.
Thái Lan vẫn đang là “anh cả” của bóng đá Đông Nam Á. Đội bóng xứ Chùa vàng có 6 lần vô địch AFF Cup, vào chung kết 9 lần trong 13 kỳ trước đó. Thành tích của Voi Chiến chắc chắc vẫn là số 1 sau giải đấu năm nay. Trước sự nổi dậy của Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo, Thái Lan gần như không có đối thủ ở mọi cấp độ của giải đấu khu vực.
Tuy nhiên, Thái Lan đem đến AFF Cup 2022 đội hình không được đánh giá cao. Rất nhiều CLB chủ quản cả trong lẫn ngoài nước đều từ chối nhả quân cho Voi Chiến. Điều đó khiến HLV Mano Polking phải “liệu cơm gắp mắm” với những quân bài sẵn có. Trong giai đoạn chạy đà cho AFF, người Thái bất ngờ thất thủ 0-1 trước đối thủ yếu Đài Loan trên sân nhà.
Còn nhớ vào năm 2018, giải đấu AFF duy nhất mà Thái Lan không vô địch được trong 4 lần tổ chức gần nhất. Voi chiến khi đó cũng không có được những cầu thủ thiện chiến nhất khi thiếu vắng Chanathip, Theerathon, Teerasil Dangda. Hệ quả là người Thái gục ngã ngay tại bán kết và đánh mất chức vô địch vào tay ĐT Việt Nam. Ở giải đấu 2 năm sau, Thái Lan quyết tâm khẳng định vị thế bằng cách triệu tập đội hình hùng hậu nhất và dễ dàng giành chức vô địch khi đè bẹp Indonesia ở chung kết.
Điều đó cho thấy khoảng cách rất lớn giữa đội hình chính và đội hình phụ của ĐT Thái Lan. Chỉ cần một vài nhân tố quan trọng không thi đấu, Voi Chiến lập tức suy yếu rõ rệt. Thế hệ mạnh nhất của Thái Lan cũng phải rất vất vả mới vượt qua được ĐT Việt Nam tại bán kết 2 năm trước. Thế nên không khó hiểu khi người dân xứ Chùa Vàng không kỳ vọng quá nhiều tại AFF 2022, thể hiện qua việc nước bạn không sở hữu bản quyền phát sóng giải đấu.
Sự hời hợt của Thái Lan là cơ hội cho ĐT Việt Nam giành lấy chức vô địch. “Binh đoàn Rồng Vàng” sẽ vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng vàng AFF nếu giành cúp năm nay, xếp sau Singapore (4 lần) và Thái Lan (6 lần).
Xem thêm: