Cập nhật luật thi đấu bóng đá 11 người mới nhất của FIFA

- Thứ Tư, 15/05/2024, 14:47
Theo dõi SABAVN trên google-news-text

Bóng đá là môn thể thao lâu đời, và luật lệ đã được hình thành từ rất lâu. Hằng năm, FIFA và các đối tác sẽ cùng nhau thảo luận để đổi mới luật thi đấu, nhằm đảm bảo tính công bằng trong các trận đấu. Cùng Sabavn tìm hiểu những điều cần biết về luật bóng đá 11 người.

Luật bóng đá là gì?

Luật bóng đá là bộ quy tắc được dùng để điều khiển trận đấu, đảm bảo tính công bằng và an toàn cho tất cả các cầu thủ và các thành viên tham gia. Các quy tắc trong bộ luật bóng đá do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) biên soạn, được áp dụng trên toàn thế giới.

Các luật bóng đá bao gồm các quy định về kích thước sân, số lượng cầu thủ, các lỗi và hình phạt, cách tính điểm và các quy định khác để đảm bảo tính công bằng và trải nghiệm thú vị cho cầu thủ lẫn khán giả.

Tổng hợp 17 luật bóng đá cơ bản nhất hiện nay

Luật 1: Sân thi đấu

Kích thước sân bóng đá 11 người theo tiêu chuẩn FIFA quy định cụ thể như sau:

  • Chiều dài: Tối thiểu 100 mét và tối đa 110 mét.
  • Chiều rộng: Tối thiểu 64 mét và tối đa 75 mét.

FIFA cho phép các đội bóng được điều chỉnh kích thước sân trong phạm vi cho phép, để phù hợp với chiến thuật của từng đội.

Ví dụ một đội chuyên thi đấu phòng ngự phản công hoặc chuyển trạng thái nhanh, những đội đó sẽ sử dụng sân nhỏ (dài 100m, rộng 64m) nhằm hạn chế quãng đường di chuyển của các cầu thủ.

Trong khi những đội ưu tiên kiểm soát bóng sẽ để sân rộng tối đa (dài 110m, rộng 75m) để có khoảng trống chuyền bóng và để các ngôi sao phô diễn kỹ thuật.

Sân đấu thể hiện rõ yếu tố chiến thuật của từng đội bóng.
Sân đấu thể hiện rõ yếu tố chiến thuật của từng đội bóng.

Luật 2: Bóng thi đấu

Bóng thi đấu là một trong những đặc điểm nhận dạng của một giải đấu.

FIFA không có yêu cầu cố định về bóng thi đấu. Tuy nhiên mỗi giải đấu chỉ được sử dụng một loại bóng duy nhất và không thể thay đổi cho đến khi hết giải đấu kết thúc.

Có tổng cộng 3 loại bóng thường được sử dụng trong các trận đấu bóng đá, bao gồm:

Bóng Size 5

Thích hợp cho người chơi từ 13 tuổi trở lên. Đây là kích thước được sử dụng trong các trận đấu chuyên nghiệp và các giải đấu quốc tế.

  • Chu vi: 68 - 70 cm
  • Trọng lượng: 410 - 450 gram

Bóng Size 4

Thường được sử dụng cho trẻ em và các cầu thủ trẻ.

  • Chu vi: 63.5 - 66 cm
  • Trọng lượng: 350 - 390 gram

Bóng Size 3

Thích hợp cho trẻ em hoặc người mới tập chơi bóng đá.

  • Chu vi: 58 - 60 cm
  • Trọng lượng: 310 - 340 gram

Luật 3: Số lượng cầu thủ

Dưới đây là những quy định về số lượng cầu thủ tham gia trận đấu theo quy định của FIFA:

1. FIFA quy định mỗi đội bóng được phép có tối đa 11 cầu thủ trên sân, gồm 10 cầu thủ và 1 thủ môn.

2. Mỗi đội bóng phải có tối thiểu 7 cầu thủ trên sân. Nếu một đội không thể đáp ứng đủ số cầu thủ trên sân vì bất kỳ lý do nào (chấn thương, thẻ phạt hoặc treo giò), trận đấu sẽ bị hủy và kết quả cuối cùng được quyết định bởi các quy định cụ thể của giải đấu.

3. Trong một trận đấu chính thức, mỗi đội được phép đăng ký từ 7-9 cầu thủ dự bị. Tùy vào giải đấu, số cầu thủ dự bị được phép vào sân có thể thay đổi, nhưng dao động từ 3-5 cầu thủ.

4. Các đội được phép thay người bất kỳ lúc nào, miễn là bóng ngoài sân. Mỗi đội chỉ có tối đa 3 lần thay người.

5. Cầu thủ sẽ bị truất quyền thi đấu nếu nhận thẻ đỏ trực tiếp, hoặc 2 thẻ vàng trong một trận đấu.

Mỗi đội bóng có tối đa 11 cầu thủ cùng lúc trên sân.
Mỗi đội bóng có tối đa 11 cầu thủ cùng lúc trên sân.

Luật 4: Trang phục của cầu thủ

FIFA quy định cầu thủ 2 đội phải mặc đồng phục có màu sắc khác nhau để phân biệt rõ ràng. Thủ môn 2 đội cũng phải mặc áo có màu sắc khác biệt với cả đồng đội và đối thủ.

Trong một trận đấu, đội chủ nhà được ưu tiên mặc áo thi đấu chính, trong khi đội làm khách phải mặc mẫu áo thứ 2 hoặc thứ 3.

Luật 5: Trọng tài

FIFA quy định, một trận đấu phải có tối thiểu 4 trọng tài gồm trọng tài chính, 2 trọng tài biên và trọng tài bàn. Nếu một giải đấu áp dụng công nghệ VAR, tổ trọng tài sẽ có thêm 2 vị trí là trọng tài VAR và trợ lý VAR.

Trọng tài chính có toàn quyền quyết định và kiểm soát trận đấu. Các trọng tài còn lại chỉ có quyền đưa ra tư vấn cho trọng tài chính, nhưng không thể thay trọng tài chính ra quyết định.

Luật 6: Trợ lý trọng tài

Trợ lý trọng tài có 3 loại, đó là trọng tài biên, trọng tài bàn và trọng tài VAR. Trong đó, trọng tài biên gồm 2 người, đứng ở 2 đầu sân, họ có nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài chính trong việc quản lý trận đấu, bao gồm việc xác định việt vị, các tình huống tranh cãi và các quyết định khác.

Trọng tài bàn có nhận nhiệm vụ quản lý khu vực dự bị của các đội bóng, gồm các cầu thủ dự bị, huấn luyện viên, và nhân viên đội. Trọng tài biên là người có nhiệm vụ ghi chép lại các diễn biến của trận đấu, bao gồm cả thời gian bù giờ. Họ cũng là cầu nối giữa trọng tài chính và HLV 2 đội.

Trọng tài VAR không trực tiếp đến sân, họ theo dõi trận đấu ở phòng VAR riêng biệt. Trọng tài VAR có nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài chính giải quyết một số vấn đề khó xử, nhạy cảm như thẻ đỏ, bàn thắng hoặc việt vị.

VAR là một trong những thay đổi quan trọng của bóng đá những năm gần đây.
VAR là một trong những thay đổi quan trọng của bóng đá những năm gần đây.

Luật 7: Thời gian của trận đấu

Một trận đấu bóng đá được chia làm 2 hiệp, mỗi hiệp 45 phút. Tổng cộng là 90 phút.

Mỗi hiệp sẽ có thời gian bù giờ riêng. Tổ trọng tài có thẩm quyền quyết định thêm thời gian vào cuối mỗi hiệp, nhằm bù đắp cho thời gian bị gián đoạn giữa hiệp do chấn thương, thay người hoặc các nguyên nhân khác.

Luật 8: Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Mỗi hiệp đấu bắt đầu bằng pha giao bóng từ vạch kẻ giữa sân. Thứ tự giao bóng được quyết định thông qua bốc thăm vào đầu trận.

Sau khi có bàn thắng, trận đấu sẽ được bắt đầu lại với pha giao bóng từ vạch kẻ giữa sân. Đội nhận bàn thua là đội được phép kiểm soát bóng.

Nếu bóng đi hết đường biên dọc, bóng sẽ được bắt đầu lại bằng quả ném biên ngay vị trí bóng rời sân. Cầu thủ khi này được phép sử dụng tay để bóng vào cuộc. Nếu quá 5 giây cầu thủ không thực hiện pha ném biên, bóng sẽ thuộc về đội còn lại.

Nếu bóng đi hết đường biên ngang, nếu cầu thủ ở phần sân nhà chạm bóng cuối cùng, đối thủ được hưởng phạt góc tùy vào vị trí mất bóng. Nếu không, thủ môn được quyền phát bóng lên.

Luật 9: Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Trong bóng đá, "bóng trong cuộc" và "bóng ngoài cuộc" là hai khái niệm quan trọng liên quan đến việc quyết định liệu bóng trong hay ngoài sân. Dưới đây là sự phân biệt giữa chúng:

1. Bóng trong cuộc

Bóng được xem là trong cuộc khi nó vẫn trong biên sân, nghĩa là chạm vào một phần của vạch biên sân hoặc không chạm vào bất kỳ vật thể nào nằm ngoài biên sân. Trong tình huống này, trận đấu vẫn tiếp tục diễn ra và các cầu thủ vẫn có thể tiếp tục chơi bóng.

2. Bóng ngoài cuộc

Bóng được coi là ngoài cuộc khi nó ra hết vạch biên sân, tức là bóng chạm vào một phần của biên sân bên ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào nằm ngoài biên sân. Trong tình huống này, trận đấu sẽ được dừng lại và sẽ có một cách bắt đầu lại trận đấu tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bóng ngoài cuộc, như ném biên, đá phạt, hoặc đá phạt góc.

Ngày nay, nhiều đội bóng có riêng HLV chuẩn bị cho các tình huống ném biên.
Ngày nay, nhiều đội bóng có riêng HLV chuẩn bị cho các tình huống ném biên.

Luật 10: Bàn thắng

Bàn thắng là một phần quan trọng trong bóng đá, cũng là vấn đề gây tranh cãi thường xuyên trong các trận đấu. Việc xác định bàn thắng vào hay chưa có thể thay đổi cục diện của trận đấu.

Bàn thắng được công nhận khi bóng hoàn toàn đi qua hết vạch ngang khung thành, vào trong lưới. Ngược lại, bàn thắng không được công nhận nếu bóng bị phá ra trước khi lăn hết qua vạch ngang khung thành. Chỉ cần bóng vẫn còn một phần trên vạch vôi, bàn thắng vẫn không được công nhận.

Luật 11: Việt vị

Một cầu thủ bị xem là việt vị nếu đứng dưới cầu thủ phòng ngự cuối cùng của đối thủ trước khi đồng đội thực hiện đường chuyền bóng. Luật việt vị chỉ áp dụng khi ở phần sân đối thủ. Nếu bị thổi lỗi việt vị, đối thủ sẽ được quyền đá phạt ngay vị trí cầu thủ phạm lỗi.

Luật việt vị không áp dụng trong các tình huống ném biên. Cầu thủ cũng không bị thổi lỗi việt vị nếu không tham gia vào tình huống bóng.

Việt vị là những tranh cãi không hồi kết trong bóng đá.
Việt vị là những tranh cãi không hồi kết trong bóng đá.

Luật 12: Lỗi và hành vi khiếm nhã

Trong bóng đá, cầu thủ sẽ bị trọng tài thổi lỗi nếu lao vào tắc bóng quyết liệt quá mức, nhưng không trúng bóng và làm bị thương đồng nghiệp bên kia chiến tuyến. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, trọng tài sẽ đưa ra lời nhắc nhở, rút thẻ vàng hoặc thẻ đỏ.

Những pha ăn mừng quá khích như cởi áo hay khiêu khích đối thủ cũng sẽ nhận thẻ vàng. Ăn vạ, câu giờ hoặc lời lẽ không đúng mực với tổ trọng tài cũng sẽ nhận thẻ vàng.

Luật 13: Những quả phạt (trực tiếp và gián tiếp)

Những quả đá phạt là một trong những cách để bắt đầu lại trận đấu sau một pha phạm lỗi. Khi này, cầu thủ thực hiện đá phạt sẽ có 2 lựa chọn, đó là đá phạt trực tiếp, hoặc đá phạt gián tiếp.

Với đá phạt trực tiếp, đó là những cú đá phạt mà cầu thủ có thể sút thẳng từ điểm đá phạt đến cầu môn đối thủ với mục đích ghi bàn hoặc chuyền bóng cho các đồng đội ở vị trí thuận lợi hơn ghi bàn. Đó có thể là đá phạt hàng rào, phạt góc hoặc phạt đền.

Trong khi những cú đá phạt gián tiếp diễn ra khi cầu thủ đối phương phạm lỗi nhỏ hoặc lỗi kỹ thuật không đúng. Tiêu biểu là thủ môn dùng tay nhận bóng từ đường chuyền về của đồng đội. Khi này đội đối thủ sẽ nhận được đá phạt gián tiếp. Cầu thủ không thể sút thẳng vào khung thành với các cú đá phạt gián tiếp. Họ buộc phải chuyền cho đồng đội khác dứt điểm.

Luật 14: Quả phạt đền

Một đội sẽ được nhận phạt đền nếu đối thủ phạm lỗi trong khu vực cấm địa (vòng 16m50) đội nhà. Đó có thể là lỗi cản người trái phép hoặc dùng tay chơi bóng.

Khi cầu thủ thực hiện phạt đền, mọi cầu thủ đều phải ở ngoài vòng cấm và không được di chuyển vào trước khi cầu thủ sút bóng. Thủ môn phải đứng trước khung thành, không được di chuyển lên trước khi đối thủ sút bóng. Nếu cầu thủ vi phạm một trong hai điều trên, quả phạt đền có thể được thực hiện lại.

Phạt đền là một trong những cơ hội tốt nhất để ghi bàn.
Phạt đền là một trong những cơ hội tốt nhất để ghi bàn.

Luật 15: Ném biên

Ném biên là cách để bắt đầu lại trận đấu khi bóng đi hết đường biên dọc. Lúc này, cầu thủ được phép dùng tay để đưa bóng vào cuộc. Cầu thủ sẽ ném bóng ở vị trí bóng rời sân. Cầu thủ có 5 giây để ném bóng, nếu quá thời gian hoặc làm rơi bóng, quyền ném biên sẽ thuộc về đối thủ.

Ném biên được xem là tình huống cố định gián tiếp. Do đó nếu ném thẳng bóng vào lưới từ vạch biên, bàn thắng sẽ không được công nhận.

Luật 16: Quả phát bóng

Trong bóng đá, có 2 loại phát bóng, đó là phát bóng giữa sân và phát bóng ở 2 đầu sân. Điểm chung trong những cú phát bóng là đối thủ không được phép lao vào cướp bóng cho đến khi bóng được phát.

Phát bóng giữa sân, thường xuất hiện ở đầu mỗi hiệp hoặc sau khi có bàn thắng. Cả hai đội phải giữ khoảng cách ít nhất 9,15m từ quả bóng cho đến khi nó được phát.

Phát bóng ở 2 đầu sân xuất hiện khi cầu thủ tấn công để bóng đi hết đường biên ngang. Lúc này quyền kiểm soát bóng sẽ chuyển cho đối thủ, và trận đấu sẽ bắt đầu lại bằng quả phát bóng ở trước vòng 5m50.

Luật 17: Quả phạt góc

Phạt góc xuất hiện khi cầu thủ phòng ngự để bóng trôi hết đường biên ngang. Khi này đội tấn công sẽ được hưởng phạt góc, hướng phạt góc tùy thuộc vào hướng bóng rời khỏi sân, nếu lệch về bên trái sẽ đá bên trái và ngược lại.

Phạt góc phải được thực hiện ở vòng bán nguyệt ngoài cột cờ góc. Trận đấu tiếp tục sau khi quả bóng được đá từ điểm phạt góc và đã di chuyển. Nếu cầu thủ thực hiện không đúng các yêu cầu, trọng tài biên có thể ra hiệu yêu cầu thực hiện lại phạt góc.

Phạt góc là cách hữu hiệu để áp sát khung thành đối thủ trong thế trận bế tắc.
Phạt góc là cách hữu hiệu để áp sát khung thành đối thủ trong thế trận bế tắc.

Trên đây là những luật bóng đá cơ bản mà người xem cần hiểu để theo dõi một trận đấu. Hãy theo dõi Sabavn để cập nhật những tin tức bóng đá mới và hấp dẫn nhất.

LỖI VIỆT VỊ LÀ GÌ?

Xem thêm:

FIFA

Luật bóng đá

Penalty