Euro là một trong những giải đấu lâu đời và hấp dẫn nhất trên giới. Trải qua hàng chục năm thành lập và phát triển, giải bóng đá châu Âu đã chứng kiến rất nhiều những vị vua lên ngôi. Bài viết hôm nay SABA sẽ đưa bạn du hành qua lịch sử giải đấu, khám phá các nhà vô địch Euro qua các năm và những khoảnh khắc đáng nhớ đã làm nên thương hiệu của sân chơi danh giá này.
Danh sách các nhà vô địch Euro qua các năm
Giải vô địch bóng đá châu Âu thường được người hâm mộ biết đến với cái tên dễ nhớ hơn là Euro hay UEFA Euro. Đây là giải đấu được tổ chức 4 năm/lần dành cho các đội tuyển quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) nhằm tìm kiếm nhà vô địch của lục địa già. Theo đó, lần lượt các nhà vô địch Euro đã xuất hiện kể từ mùa giải đầu tiên năm 1960.
Năm | Vô địch | Á quân | Tỷ số |
1960 | Liên Xô | Nam Tư | 2-1 |
1964 | Tây Ban Nha | Liên Xô | 2-1 |
1968 | Ý | Nam Tư | 2-0 (sau trận đá lại) |
1972 | Tây Đức | Liên Xô | 3-0 |
1976 | Tiệp Khắc | Tây Đức | 2-2 (Tiệp Khắc thắng 5-3 trên chấm phạt đền) |
1980 | Tây Đức | Bỉ | 2-1 |
1984 | Pháp | Tây Ban Nha | 2-0 |
1988 | Hà Lan | Liên Xô | 2-0 |
1992 | Đan Mạch | Đức | 2-0 |
1996 | Đức | Cộng hòa Séc | 2-1 (sau hiệp phụ) |
2000 | Pháp | Ý | 2-1 (sau hiệp phụ) |
2004 | Hy Lạp | Bồ Đào Nha | 1-0 |
2008 | Tây Ban Nha | Đức | 1-0 |
2012 | Tây Ban Nha | Ý | 4-0 |
2016 | Bồ Đào Nha | Pháp | 1-0 (sau hiệp phụ) |
2020 | Ý | Anh | 1-1 (Ý thắng 3-2 trên chấm phạt đền) |
Euro 1960
- Nơi tổ chức: Pháp
- Vô địch: Liên Xô
- Á quân: Nam Tư
- Tỷ số: 2-1
- Vua phá lưới: Viktor Ponedelnik, Valentin Ivanov, Milan Galic, Francois Heutte và Drazan Jerkovic cùng có 2 bàn thắng.
Euro 1960 đánh dấu sự khởi đầu cho một trong những giải bóng đá danh giá nhất châu Âu. Ở mùa Euro đầu tiên, có tổng cộng 17 đội tuyển tham dự, cạnh tranh theo thể thức loại trực tiếp. Tuy nhiên, các ông lớn thời bấy giờ như Ý, Tây Đức hay Anh lại từ chối tham gia mang đến sự tiếc nuối không nhỏ.
17 đội tuyển tham dự Euro 1960 bao gồm Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Ireland, Tiệp Khắc, Liên Xô, Hungary, Ba Lan, Tây Ban Nha, Tây Đức, Bồ Đào Nha, Nam Tư, Bulgaria, Pháp, Hy Lạp, Na Uy và Áo.
Ở vòng tứ kết, đến lượt Tây Ban Nha từ chối di chuyển đến Liên Xô và xin rút khỏi giải. Thế nên kể từ bán kết, cuộc chơi chỉ xoay quanh 4 đội tuyển là Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc và Pháp. Với thủ thành huyền thoại Lev Yashin trong đội hình, Liên Xô khi đó đã vào đến chung kết và hạ gục Nam Tư với tỷ số 2-1. Người lập công mang về chức vô địch là Viktor Ponedelnik trong thời gian gần cuối hiệp phụ thứ hai.
Euro 1964
- Nơi tổ chức: Tây Ban Nha
- Vô địch: Tây Ban Nha
- Á quân: Liên Xô
- Tỷ số: 2-1
- Vua phá lưới: Ferenc Bene, Dezso Novak, Chus Pereda cùng có 2 bàn thắng.
Bốn năm sau kỳ Euro lần đầu tiên, số đội tham dự đã nâng lên thành 29 đội. Bao gồm: Nam Tư, Bỉ, Na Uy, Thụy Điển, Liên Xô, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Tây Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Wales, Tây Ban Nha, Romania, Ba Lan, Bắc Ireland, Áo, Ireland, Iceland, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Maltav và Albania.
Tây Ban Nha trong lần đầu tiên đăng cai giải đấu đã trở thành nhà vô địch Euro 1964. Đội tuyển TBN cùng với ĐKVĐ Liên Xô, Hungary và “hiện tượng” Đan Mạch lọt vào tới vòng chung kết.
Khác với năm 1960, Tây Ban Nha lúc này đã được cho phép thi đấu với người Xô Viết trong trận chung kết. Tại Santiago Bernabeu, đội chủ nhà Tây Ban Nha đã giành chiến thắng 2-1, soán ngôi vương của chính đối thủ.
Euro 1968
- Nơi tổ chức: Ý
- Vô địch: Ý
- Á quân: Nam Tư
- Tỷ số: 2-0 (sau trận đá lại)
- Vua phá lưới: Dragan Dzajic (2 bàn)
Euro 1968 là giải đấu khác biệt so với 2 mùa giải trước. Ở kỳ Euro này, vòng loại có sự thay đổi khi áp dụng thể thức chia bảng cho các đội tham dự. Có tất cả 31 đội góp mặt ở vòng loại và chọn ra 8 đội đứng đầu mỗi bảng đề vào tứ kết. Sau cùng, Anh, Ý, Liên Xô và Nam Tư là 4 đội lọt vào vòng chung kết.
Đặc biệt hơn, giải đấu này còn được nhớ đến là kỳ Euro duy nhất có hai trận chung kết. Ý và Nam Tư hòa nhau 1-1 trong trận chung kết đầu tiên. Hai đội sau đó phải đá lại và Ý đã chiến thắng 2-0 để giành chức vô địch. Về phía đội bóng vùng Balkan , họ có lần thứ hai thất bại trong trận đấu cuối cùng của giải.
Euro 1972
- Nơi tổ chức: Bỉ
- Vô địch: Tây Đức
- Á quân: Liên Xô
- Tỷ số: 3-0
- Vua phá lưới: Gerd Muller (4 bàn)
Giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ tư đã chứng kiến Tây Đức có lần đầu tiên lên ngôi vương, điền tên mình vào danh sách các nhà vô địch Euro qua các năm. Họ giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Liên Xô trong trận chung kết để nâng cao chiếc cúp danh giá. Sau đó 2 năm, Tây Đức tiếp tục chiến thắng World Cup 1974 và trở thành tuyển quốc gia đầu tiên đồng thời giữ 2 danh hiệu vô địch châu Âu và vô địch thế giới.
Trong hành trình của mình, Tây Đức đã vào tứ kết cùng với Ý, Bỉ, Hungary, Romania, Anh, Nam Tư và Liên Xô. Tại vòng chung kết, đội tuyển Tây Đức đã hạ gục nước chủ nhà Bỉ ở bán kết và đánh bại Liên Xô trong trận đấu cuối cùng.
Euro 1976
- Nơi tổ chức: Nam Tư
- Vô địch: Tiệp Khắc
- Á quân: Tây Đức
- Tỷ số: 2-2 (Tiệp Khắc thắng 5-3 trên chấm phạt đền)
- Vua phá lưới: Dieter Muller (4 bàn)
Với việc hạ gục Tây Đức 5-3 trên chấm phạt đền sau khi hai đội hòa nhau 2-2 trong trận chung kết Euro 1976, Tiệp Khắc có lần đầu tiên lên ngôi vô địch tại giải đấu này. Đây là lần đầu tiên giải đấu áp dụng hình thức sút luân lưu sau 2 hiệp phụ. Ngoài ra, đây cũng là giải đấu cuối cùng mà vòng chung kết xuất hiện 4 đội bóng và nước chủ nhà phải đá vòng loại.
Bốn đội tuyển vào đến vòng chung kết giải đấu này là Tiệp Khắc, Hà Lan, Tây Đức và Nam Tư. Để vào đến vòng này, trước đó Tiệp Khắc đã hạ gục Liên Xô với tổng tỷ số 4-2 sau hai lượt trận tứ kết, khiến đội bóng này có lần đầu tiên không lọt vào được vòng chung kết Euro.
Euro 1980
- Nơi tổ chức: Ý
- Vô địch: Tây Đức
- Á quân: Bỉ
- Tỷ số: 2-1
- Vua phá lưới: Klaus Allofs (3 bàn)
Euro 1980 có sự thay đổi thể thức khi có tới 8 đội tham dự vòng chung kết, được chia thành 2 bảng thi đấu tính điểm. Nước chủ nhà Ý có đặc quyền vào thẳng vòng đấu này, chung bảng với Tây Ban Nha, Bỉ và Anh. Trong khi đó, Tây Đức, Hà Lan, Tiệp Khắc và Hy Lạp ở bảng còn lại. Hai đội đầu bảng sẽ đá trận chung kết trong khi hai đội xếp thứ 2 sẽ tranh hạng ba.
8 năm sau chức vô địch đầu tiên, Die Mannschaft một lần nữa bước lên đỉnh châu Âu. Đội tuyển Tây Đức đã đánh bại Bỉ với tỷ số 2-1 trong trận chung kết và trở thành đội tuyển đầu tiên có 2 lần vô địch Euro.
Euro 1984
- Nơi tổ chức: Pháp
- Vô địch: Pháp
- Á quân: Tây Ban Nha
- Tỷ số: 2-0
- Vua phá lưới: Michel Platini (9 bàn)
Euro 1984 là lần thứ hai Pháp đăng cai tổ chức giải bóng đá châu Âu. Trước đó vào năm 1960, Pháp là nước chủ nhà đầu tiên của giải đấu. Ở lần thứ hai này, danh thủ Michel Platini đã dẫn dắt “Những chú gà trống Goloa” đánh bại Tây Ban Nha ngay trên sân nhà để nâng cao danh hiệu lớn đầu tiên của đội tuyển. Ở kỳ Euro 1984, chỉ có 2 đội vào trận chung kết mà không có tranh hạng 3.
Tương tự Euro 1980, 2 bảng đấu bao gồm các đội tham dự như Pháp, Đan Mạch, Bỉ và Nam Tư thuộc bảng A. Bảng B là sự xuất hiện của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tây Đức và Romania.
Euro 1988
- Nơi tổ chức: Tây Đức
- Vô địch: Hà Lan
- Á quân: Liên Xô
- Tỷ số: 2-0
- Vua phá lưới: Marco van Basten (5 bàn)
Euro 1988 là kỳ Euro duy nhất mà Hà Lan khẳng định vị thế nhà vua. Họ xuất sắc đánh bại Liên Xô 2-0 trong trận chung kết với bộ ba “người Hà Lan bay” Frank Rijkaard, Marco Van Basten và Ruud Gullit. Trong đó huyền thoại Van Basten dẫn đầu danh hiệu Vua phá lưới với 5 bàn thắng, bao gồm cả cú vô lê tuyệt đẹp trong trận chung kết.
Trước đó, Hà Lan được xếp chung bảng với Liên Xô, Ireland, Anh và phải chịu thất bại trước chính Liên Xô. Ở bảng đấu còn lại, Tây Đức, Ý, Tây Ban Nha và Đan Mạch chỉ vào đến sâu nhất là bán kết.
Euro 1992
- Nơi tổ chức: Thụy Điển
- Vô địch: Đan Mạch
- Á quân: Đức
- Tỷ số: 2-0
- Vua phá lưới: Henrik Larsen, Karl-Heinz Riedle, Dennis Bergkamp, Tomas Brolin cùng có 3 bàn.
Đan Mạch vốn dĩ không hề có vé tham dự Euro 1992. Nhưng Nam Tư hùng mạnh khi đó xảy ra nội chiến ở quê nhà khiến họ không thể đến Thụy Điển và nhường lại suất cho Đan Mạch. “Những chú lính chì” được xếp vào bảng đấu với nước chủ nhà Thụy Điển, Pháp và Anh để cạnh tranh vé vào bán kết với một trong các đội ở bảng còn lại gồm Hà Lan, Đức, Scotland và CIS.
Chính từ đó, một câu chuyện cổ tích đã được viết nên bởi “Những chú lính chì”. Họ lần lượt gây bất ngờ khi loại cả Anh, Pháp và Hà Lan trên hành trình của mình. Ở trận chung kết, Đan Mạch rung chuyển giới bóng đá bằng chiến thắng 2-0 trước nhà ĐKVĐ thế giới.
Euro 1996
- Nơi tổ chức: Anh
- Vô địch: Đức
- Á quân: Cộng hòa Séc
- Tỷ số: 2-1 (sau hiệp phụ)
- Vua phá lưới: Alan Shearer (5 bàn)
Phải đến 16 năm kể từ chức vô địch Euro 1980, Đức mới lại lên ngôi một lần nữa. Hạ Cộng hòa Séc 2-1 trong trận đấu cuối cùng, Đức trở thành đội đầu tiên trong lịch sử ba lần giành ngôi quán quân của một kỳ Euro. Đáng tiếc thay, Euro 1996 cũng là lần cuối “Cỗ xe tăng” bước lên bục cao nhất.
Ở Euro 1996, vòng chung kết có tới 16 đội tham dự, được chia thành 4 bảng đấu. Bao gồm: Anh, Hà Lan, Scotland, Thụy Sĩ, Pháp, Tây Ban Nha, Bulgaria, Romania, Đức, CH Séc, Ý, Nga, Bồ Đào Nha, Croatia, Đan Mạch và Thổ Nhĩ Kỳ.
Euro 2000
- Nơi tổ chức: Bỉ và Hà Lan
- Vô địch: Pháp
- Á quân: Ý
- Tỷ số: 2-1 (hiệp phụ)
- Vua phá lưới: Savo Milosevic, Patrick Kluivert có cùng 5 bàn thắng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Euro được tổ chức ở hai quốc gia. Ở giải đấu này, trừ Bỉ và Hà Lan, 14 đội tuyển khác phải vượt qua vòng loại để gặp mặt ở vòng chung kết. Những “anh hào” thời điểm đó bao gồm Bồ Đào Nha, Romania, Anh, Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Nam Tư, Na Uy, Slovenia, Hà Lan, Pháp, CH Séc và Đan Mạch.
Trong trận tranh nhất nhì, tưởng chừng như Ý đã giành chiến thắng thì Sylvain Wiltord gỡ hòa 1-1 cho Les Bleus, kéo trận đấu vào hiệp phụ. Tại đây, David Trezeguet ghi bàn thắng vàng để giúp Pháp vô địch châu Âu lần thứ hai.
Euro 2004
- Nơi tổ chức: Bồ Đào Nha
- Vô địch: Hy Lạp
- Á quân: Bồ Đào Nha
- Tỷ số: 1-0
- Vua phá lưới: Milan Baros (5 bàn)
Thần thoại Hy Lạp diễn ra trên đất Bồ Đào Nha là câu chuyện hoàn toàn có thật. 12 năm sau câu chuyện cổ tích của Đan Mạch, Euro tiếp tục chứng kiến thêm một điều kỳ diệu nữa trong lịch sử giải đấu. Hy Lạp từ chỗ không được đánh giá cao, đã điền tên mình vào một trong những đội vô địch Euro. Họ đánh bại nước chủ nhà 2-1 ở trận khai mạc và lặp lại kết quả đó ở trận chung kết nhờ bàn thắng duy nhất của Angelos Charisteas.
Có thể nói, Hy Lạp không những hay mà con may khi xung quanh họ lúc bấy giờ có rất nhiều những đội bóng mạnh. Đội tuyển Hy Lạp chung bảng với á quân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Nga. Trong khi đó, những bảng đấu khác gồm có Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Croatia, Thụy Điển, Bulgaria, Đan Mạch, Ý, CH Séc, Latvia, Đức và Hà Lan.
Euro 2008
- Nơi tổ chức: Áo và Thụy Sĩ
- Vô địch: Tây Ban Nha
- Á quân: Đức
- Tỷ số: 1-0
- Vua phá lưới: David Villa (4 bàn)
Ở Euro 2008, Tây Ban Nha nằm chung bảng với ĐKVĐ Hy Lạp, Thụy Điển và Nga. Ba bảng đấu còn lại gồm Thụy Sĩ, CH Séc, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Croatia, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Ý, Romania và Pháp.
Tây Ban Nha đăng quang lần thứ nhất ở Euro 1964 sau khi đánh bại Liên Xô 2-1. Đến năm 2008, lối chơi tiqui-taka giúp họ lên đỉnh trời Âu lần thứ hai. Fernando Torres là người ghi bàn duy nhất giúp Tây Ban Nha vượt qua Đức ở trận tranh ngôi vô địch. Hình ảnh El Nino qua mặt Philipp Lahm sau đó chích bóng hạ gục Jens Lehmann là một trong những khoảnh khắc kinh điển của bóng đá cho đến nay.
Euro 2012
- Nơi tổ chức: Ba Lan và Ukraina
- Vô địch: Tây Ban Nha
- Á quân: Ý
- Tỷ số: 4-0
- Vua phá lưới: Mario Mandzukic, Mario Gomez, Mario Balotelli, Cristiano Ronaldo, Alan Dzagoev và Fernando Torres cùng có 3 bàn
Vì là nước đồng chủ nhà nên Ukraina đủ điều kiện tham dự vòng chung kết Euro 2012. 15 đội còn lại là những cái tên quen thuộc như Ba Lan (chủ nhà), Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Nga, Pháp, Hy Lạp, Đan Mạch, Thụy Điển, Croatia, CH Séc, Bồ Đào Nha và CH Ireland.
Đây là lần thứ 2 liên tiếp một kỳ Euro được đăng cai tổ chức ở hai quốc gia và đồng thời cũng là lần thứ 2 liên tiếp Tây Ban Nha lên ngôi vô địch. Chiến thắng vùi dập 4-0 trước Ý đã cho thấy sự thống trị hoàn toàn của bóng đá xứ sở bò tót. Thành tích này thậm chí đã kéo dài kỷ nguyên vinh quang của họ với 2 danh hiệu lớn liên tiếp trước đó là Euro 2008 và World Cup 2010.
Euro 2016
- Nơi tổ chức: Pháp
- Vô địch: Bồ Đào Nha
- Á quân: Pháp
- Tỷ số: 1-0 (hiệp phụ)
- Vua phá lưới: Antoine Griezmann (6 bàn)
Euro 2016 là giải đấu thứ ba được tổ chức tại Pháp và là giải đấu đầu tiên có tới 24 đội tham dự VCK. Tất cả bao gồm Pháp, Romania, Albania, Thụy Sĩ, Anh, Nga, Wales, Slovakia, Đức, Ukraina, Ba Lan, Bắc Ireland, Tây Ban Nha, CH Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia, Bỉ, Ý, CH Ireland, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Áo và Hungary.
Bắt đầu từ đây, Euro có thêm vòng 16 đội cùng với đó là 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất. Trước giải đấu này, Pháp toàn thắng trong cả 2 lần lọt vào trận chung kết ở các kỳ Euro trong quá khứ. Nhưng tại sân đấu Stade de France, Eder đã khiến nước chủ nhà câm lặng với bàn thắng trong hiệp phụ, đưa Bồ Đào Nha lên ngôi vương lần đầu tiên.
Euro 2020
- Nơi tổ chức: 11 quốc gia châu Âu
- Vô địch: Ý
- Á quân: Anh
- Tỷ số: 1-1 (Ý thắng 3-2 trên chấm phạt đền)
- Vua phá lưới: Cristiano Ronaldo, Patrik Schick có cùng 5 bàn thắng.
Euro 2020 là giải đấu gần đây nhất và cũng là giải đấu đặc biệt nhất. Kỳ Euro được tổ chức nhân sự kiện 60 năm thành lập giải đấu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giải đấu đã phải lùi lại 1 năm. Ở giải đấu này, Ý đã có lần thứ hai vô địch khi đánh bại Anh 3-2 trên chấm phạt đền sau khi hai đội hòa nhau 1-1 ở trận chung kết.
Ở giải đấu Euro này, có 2 đội tuyển có lần đầu tiên ra mắt tại sân chơi châu lục là Bắc Macedonia và Phần Lan. Còn lại là những đội tuyển khá quen thuộc như Bỉ, Ý, Nga, Ba Lan, Ukraina, Tây Ban Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, CH Séc, Thụy Điển, Croatia, Áo, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Wales, Hungary, Slovakia và Scotland.
Đội nào vô địch Euro nhiều nhất?
Đội tuyển | Vô địch |
Đức | 3 lần (1972, 1980, 1996) |
Tây Ban Nha | 3 lần (1964, 2008, 2012) |
Ý | 2 lần (1968, 2020) |
Pháp | 2 lần (1984, 2000) |
Liên Xô | 1 lần (1960) |
Tiệp Khắc | 1 lần (1976) |
Bồ Đào Nha | 1 lần (2016) |
Hà Lan | 1 lần (1988) |
Đan Mạch | 1 lần (1992) |
Hy Lạp | 1 lần (2004) |
Đội vô địch Giải Euro nhiều nhất là Đức và Tây Ban Nha với 3 lần đăng quang. Cho đến nay, đã có 16 kỳ Euro được tổ chức và 10 đội tuyển đã vinh dự nâng cao chiếc cúp danh giá này. Các đội bóng này đều sở hữu những thế hệ cầu thủ tài năng, lối chơi ấn tượng và bản lĩnh thi đấu xuất sắc.
Ở chiều ngược lại, các đội tuyển khác như Liên Xô, Hà Lan, Đan Mạch, Hy Lạp và Bồ Đào Nha cũng từng 1 lần ẵm cúp Euro. Mỗi đội đều có những câu chuyện và chiến tích riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn cho giải đấu.
Đội tuyển nào sẽ vô địch Euro 2024?
Đội tuyển | Điểm |
Anh | 9/10 |
Pháp | 8.5/10 |
Đức | 8/10 |
Tây Ban Nha | 7.5/10 |
Bồ Đào Nha | 7/10 |
Đội tuyển sẽ vô địch Euro 2024 theo dự đoán của SABA sẽ là ĐT Anh. Tam Sư được đánh giá là một trong những đội mạnh nhất ở giải Euro lần này. Họ sở hữu lứa cầu thủ trẻ tài năng như Phil Foden, Jude Bellingham hay Bukayo Saka. Tất cả đều là trụ cột tại CLB và đang cho thấy phong độ hết sức ấn tượng.
Ngoài ra, tuyển Anh còn sở hữu những gương mặt giàu kinh nghiệm ở mọi vị trí. Đơn cử như Harry Maguire, Kyle Walker ở tuyến phòng ngự. Khu trung tuyến vô cùng chắc chắn với Declan Rice hay hỏa lực cực mạnh mang tên Harry Kane ở vị trí cao nhất.
Hơn nữa, ĐT Anh hiện tại đang có chuỗi phong độ tốt trên mọi đấu trường. Dưới sự dẫn dắt của HLV Gareth Southgate giàu kinh nghiệm, đội bóng xứ sương mù tự tin hơn bao giờ hết với lứa cầu thủ đầy tài năng của mình.
Theo dự đoán, Anh có khả năng cao vào đến bán kết Euro 2024 và có 40% cơ hội (cao nhất) để vô địch giải đấu. Để thực hiện mục tiêu này, Anh cần cải thiện sự ổn định trong lối chơi, nâng cao bản lĩnh thi đấu và tích lũy thêm kinh nghiệm thi đấu cho lứa cầu thủ trẻ.
Qua bài viết trên, chúng ta góc nhìn về các nhà vô địch Euro qua các năm. Quả thực, Euro luôn là giải đấu đầy hấp dẫn và kịch tính, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ trên toàn thế giới. Và dù rất khó để dự đoán chính xác đội nào sẽ vô địch Euro 2024, nhưng chắc chắn rằng đây sẽ là một giải đấu đầy bất ngờ với những màn trình diễn vô cùng ấn tượng.
THE BEST | NHỮNG VÒNG PLAY-OFF EURO ĐÁNG NHỚ NHẤT TRONG LỊCH SỬ
Xem thêm: