Bóng thi đấu tại các kỳ EURO

- Thứ Sáu, 04/06/2021, 11:28
Theo dõi SABAVN trên google-news-text
VCK Euro đầu tiên diễn ra vào năm 1960 nhưng phải tới tận năm 1988, Adidas mới chính thức ra mắt trái bóng dành riêng cho giải đấu túc cầu lớn nhất Lục địa già này. Hãy cùng SABA Sports điểm lại những trái bóng qua các kỳ EURO từng diễn ra.
Bóng sử dụng ở VCK EURO 2020

Vào ngày 6/11/2019, UEFA thông báo Uniforia của adidas sẽ là quả bóng trận đấu chính thức của giải đấu. Ngoài màu trắng chủ đạo, quả bóng có các nét màu đen với các sọc màu xanh, neon và màu hồng. Tên có nguồn gốc từ một từ ghép của "thống nhất" và "hưng phấn".

Điểm nhấn của quả bóng Uniforia là những nét màu màu đen cách điệu tượng trưng cho đường biên giới giữa các quốc gia nhưng bị xóa nhòa với tình yêu bóng đá.

Về công nghệ, quả bóng Uniforia cũng giống như các mẫu bóng Telstar 18 tại World Cup 2018, với chất liệu Hi-White giúp các cầu thủ nhìn thấy bóng rõ hơn. Bên cạnh đó, vật liệu Hi-White cũng giúp quả bóng ổn định khi bay và nảy xuống mặt cỏ.

Bóng được sử dụng ở VCK EURO 2020
Những trái bóng từng xuất hiện tại các VCK EURO trước đây:
VCK EURO 1960 (Chủ nhà Pháp)
VCK EURO 1964 (Tây Ban Nha)
VCK EURO 1968 (Italia)
VCK EURO 1972 (Bỉ): Đây là trái bóng từng được sử dụng ở VCK World Cup 1970. Nó có tên là Telstar do hãng adidas sản xuất với hai màu truyền thống là đen và trắng
VCK EURO 1976 (Nam Tư cũ): Vẫn như 4 năm trước, trái bóng dùng cho VCK World Cup 1974 được đem sử dụng cho ngày hội lớn nhất châu Âu 1976. Lần này, trái bóng mang tên Telstar Durlast Special Addition
VCK EURO 1980 (Italia): Tên đầu tiên được đặt là Tango River Plate. Trái bóng này từng được sử dụng tại VCK World Cup 1978 tại Argentina. Cái tên trái bóng này có lẽ bắt nguồn từ điệu nhảy Tango có nguồn gốc từ Mỹ Latin, nhiều ý kiến cho rằng nó xuất phát từ Argentina
VCK EURO 1984 (Pháp): Trái bóng này do hãng adidas sản xuất và được sử dụng lại từ VCK World Cup 1982 được tổ chức tại Argentina
VCK EURO 1988 (Đức): Lấy màu chủ đạo là màu đen, trắng trên nền cờ của nước Đức. Đi cùng với đó là hình lá cờ của nước chủ nhà và chữ UEFA cuối lá cờ
VCK EURO 1992 (Thụy Điển): Trái bóng lúc đó mang tên Unico
VCK EURO 1996 (Anh): Trái bóng mang tên Questra. Đây là quả bóng đầu tiên có những đột phá về màu sắc, không còn đơn giản là 2 màu đen trắng xen kẽ. Quả bóng được trang trí bằng những đường nét tương đồng với biểu tượng gắn trên ngực áo các cầu thủ ĐT Anh
VCK EURO 2000 (Bỉ & Hà Lan đồng chủ nhà): Tên và đồ hoạ của quả bóng được sử dụng tại VCK EURO 2000 được lấy cảm hứng từ những con sông của 2 quốc gia đồng chủ nhà Bỉ và Hà Lan. Lớp vỏ của quả bóng có các khe thoát khí làm quả bóng mềm hơn, giúp các cầu thủ có thể điều khiển được trái bóng dễ dàng. Các múi của trái bóng được nén chặt bằng gas khiến trái bóng có tốc độ bay nhanh và đạt độ chính xác cao
VCK EURO 2004 (Bồ Đào Nha): UEFA và hãng Adidas đã cho ra mắt quả bóng chính thức tại VCK EURO 2004 có tên là Roteiro, lấy theo tên cuốn nhật ký hàng hải mà nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha Vasco da Gama đã sử dụng. Thiết kế độc đáo của Roteiro có 3 màu: màu nền kim loại tượng trưng cho bầu trời, màu xanh gợi nhớ đến biển cả và những đường kẻ nhỏ màu bạc thể hiện hệ thống điều phối hoàn hảo của Bồ Đào Nha
VCK EURO 2008 (Áo & Thụy Sỹ): Trái bóng này được làm thành từ 14 mảnh ghép bằng công nghệ liên kết khí. Thân bóng được liên kết với cấu trúc bề mặt quả bóng nhờ kết cấu PSC tạo nên một EUROPASS hoàn hảo cho phép các cầu thủ có thể khống chế bóng tốt nhất. Bề mặt với cấu trúc PSC có độ trũng bên ngoài tạo ra rãnh và làm tăng lực truyền bóng, giúp đổi hướng bóng dễ dàng và tăng độ chuẩn xác dưới mọi điều kiện thời tiết
VCK EURO 2012 - Bóng Tango 12 (Ba Lan & Ukraine): Trái bóng này được cấu thành từ 8 tấm vật liệu 3 lớp được lắp ghép bằng công nghệ tự động với độ chính xác hoàn hảo. Hơn 100 giờ thử nghiệm trong đường hầm gió, đá thử bởi rô bốt, hàng trăm trận thử nghiệm tại các giải VĐQG và cả các giải phong trào của 8 nước khác nhau... Mất tới 2 năm để nghiên cứu và chế tạo, Tango 12 có lẽ là sản phẩm hiện đại nhất của công nghệ thể thao mà nhân loại hiện có thể đạt được
VCK EURO 2016 - Bóng Beau Jeu (Pháp): quả bóng có tên tiếng Pháp là “Beau Jeu” (tạm dịch: trận đấu đẹp), do hãng thể thao adidas sản xuất trong vòng 18 tháng. Chất liệu làm nên trái bóng này rất tương đồng với quả bóng Brazuca tại VCK World Cup 2014. Một số ít những cải thiện của adidas cho Beau Jeu là cấu tạo bề mặt giúp bám tay hơn (dành cho các thủ môn), và dễ nhìn từ xa hơn. 3 màu chủ đạo của trái bóng là đỏ, trắng, xanh da trời (màu quốc kỳ Pháp). Không thể thiếu là dòng chữ EURO 2016 ngay ở mặt chính

Euro 2020

Euro